Đọc sách giúp ngôn ngữ linh hoạt, vốn từ phong phú. Trẻ sẽ tự tin giao tiếp. Được nghe nhiều về các câu chuyện trong các câu chuyện sẽ khiến trẻ học được các bài học kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống thưc tế. Trẻ chủ động bộc lộ bản thân và nói lên những điều mình nghĩ.
Khi đến trường mầm non ngoài việc dạy các bé học toán, vẽ, múa hát, khám phá thế giới xung quanh… thì nhà trường còn tích cực chỉ đạo các nhóm, lớp duy trì hoạt động cho trẻ đọc sách, truyện mỗi ngày, trong một khung thời gian nhất định (trong hoạt động góc, hoạt động đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời: đọc sách góc thư viện nhà trường) để trẻ có kỹ năng đóng, mở sách, lấy và cất sách đúng nơi quy định, đặc biệt là tạo cho trẻ có thói quen đọc sách ở mọi lúc mọi nơi.
Hiểu được tầm quan trọng của thói quen đọc sách đối với trẻ mầm non. Nên ngay từ đầu năm học, BGH Nhà trường tổ chức tuyên truyền tới các bậc phụ huynh ủng hộ sách vào thư viện sách của nhà trường. Năm học 2020-2021 phụ huynh đã ủng hộ nhà trường được hơn 200 cuốn sách truyện lứa tuổi Mầm non.
Những cuốn sách xinh xắn, những câu chuyện sinh động hấp dẫn đầu tiên đến với trẻ như một đồ chơi đặc biệt. Trong quá trình tương tác với sách, trẻ được hoạt động, được nghe và tập kể lại những câu chuyện thú vị. Và đọc sẽ trở thành nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ. Dần dần tình yêu với sách, thích đọc sách, ham đọc được hình thành. Đó là cơ sở vững chắc sau này phát triển văn hóa đọc ở các bé.
Qua hoạt động đọc sách các cô giáo lớp A2- MGL(5 - 6 tuổi) trường MN Vạn Bảo muốn thông qua câu chuyện: Vì sao phải đeo khẩu trang? để trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài đường. Và đó cũng là 1 trong các biện pháp phòng chống dịch Covid- 19 hiện nay.
Cô giáo Bùi Thị Hà hướng dẫn các bé 5- 6 tuổi hoạt động đọc sách;
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Phòng tiếp đón
Phòng Hiệu trưởng